Lịch sử phát triển Thùng nổ sâu

Quan niệm về một loại "thủy lôi chìm" đã được hình thành từ năm 1910 và ý tưởng này đã được triển khai thực tế khi Tổng tư lệnh Hạm đội Nhà của Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Sir George Callaghan yêu cầu sản xuất chúng vào năm 1914. Các thiết kế được thực hiện bởi Herbert Taylor tại trường dạy về ngư lôithủy lôi HMS VernonPortsmouth, Anh. Mẫu đầu tiên có khả năng hoạt động hiệu quả trong loại depth charge là Type D đã trở nên thông dụng vào năm 1916. Với hình dáng trông như một chiếc thùng phi bên trong có chứa thuốc nổ thường là TNT hay Amatol. Có hai kích cỡ ban đầu được sản xuất là 136 kg trang bị cho các tàu chạy nhanh và 54,4 kg trang bị cho các tàu chạy quá chậm để có thể ra khỏi tầm ảnh hưởng của những quả bom cỡ lớn.

Một pistol thủy tinh được kích hoạt bởi sức ép của nước theo độ sâu tùy vào việc lựa chọn độ sâu để kích nổ cho bom. Ban đầu độ sâu được chọn là từ 12 đến 24 mét. Các tàu chống tàu ngầm lúc đầu được trang bị hai quả depth charge và sẽ thả xuống nước qua đường trượt ở đuôi tàu. Thành công đầu tiên của loại vũ khí này là đánh chìm được tàu ngầm SM U-68 ngoài khơi Kerry, Ireland vào ngày 22 tháng 03 năm 1916 bởi tàu buôn có trang bị vũ khí hạng nặng (Q-ship) Farnborough. Đức đã trở nên cảnh giác với loại depth charge sau khi tiếp theo sự thất bại trong việc tấn công của chiếc U-67 vào 15/04/1916 và chiếc U-69 vào 20/04/1916. UC-19 và UB-29 là hai chiếc tàu ngầm duy nhất bị đánh chìm thêm bởi depth charge năm 1916.

Tàu ngầm U-175 bị đánh chìm

Số lượng depth charge được trang bị cho mỗi tàu tăng lên 4 quả 06/1917, lên 6 quả vào tháng 08, và 30 hay 40 quả vào năm 1918. Pistol đã được nâng cấp cho phép chúng đạt được độ sâu từ 15 mét lên 60 mét. Kể cả các tàu có tốc độ chậm cũng có thể sử dụng loại bom 136 kg một cách an toàn ở độ sâu cao, vì thế loại depth charge 54,4 kg tương đối không hiệu quả đã được hoàn toàn thay thế. Số lượng depth charge được dùng hàng tháng tăng từ 100 lên 300 năm 1917 và trung bình đạt 1745 quả mỗi tháng trong sáu tháng cuối của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bom "Type D" có thể phát nổ ở độ sâu 91,44 mét ở thời điểm đó.

Sự thành công của depth charge đã thu hút được sự chú ý của Hoa Kỳ, và đã yêu cầu vẽ lại hoàn chỉnh toàn bộ bản thiết kế loại vũ khí này. Người đã tiếp nhận việc đó là Trung tá Fullinwider của Văn phòng Đạn dược Hải quân Mỹ và Kỹ sư Hải quân Minkler, loại vũ khí này đã được tinh chỉnh một số điểm và sau đó đã xin cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ việc này được thực hiện để không phải trả chi phí cho những nhà phát minh đầu tiên của loại vũ khí này khi nó được xem như một dòng hoàn toàn mới.

Depth charge Type D của Hải quân Hoàng gia Anh đã được thiết kế mới với tên Mark VII năm 1939. Nó có tốc độ chìm 2,1 m/s và vận tốc tối đa là 3 m/s đạt độ sâu 76 m nếu được thả xuống từ đuôi tàu hay được thả ra khi đang treo dưới mặt nước. Một quả nặng bằng sắt trọng lương 70 kg được gắn vào Mark VII vào cuối năm 1940 để tăng tốc độ chìm lên 5,1 m/s. Một bộ phận kích nổ thủy tinh mới được thay vào để tăng độ sâu phát nổ của bom lên 274 m. Mark VII có 130 kg thuốc nổ Amatol ước tính đủ để xét toạt vỏ tàu ngầm chịu lực dày 178 – 203 mm với khoảng cách 6,1 m và buộc tàu ngầm phải nổi lên khi khoảng cách gấp đôi khoảng cách sát thương. Khi thay thế thuốc nổ loại Torpex hay Minol vào cuối năm 1942 khoảng cách sát thương của nó tăng lên 7,9 m hay 15,8 m.

Depth charge của Anh loại Mark X có trọng lượng 1400 kg và được phóng trong ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm của các khu trục hạm loại cũ nó có tốc độ chìm 6,4 m/s. Tàu phóng nó phải cố chạy với tốc độ 11 knot để có thể ra khỏi tầm sát thương của loại bom này, loại bom này ít được sử dụng vì quá tốn kém cũng như có thể hại đến chính tàu phóng chúng.

Các loại bom chống tàu có hình giọt nước của Hoa Kỳ loại Mark 9 đã được đưa vào chiến đấu mùa xuân năm 1943. Nó mang khoảng 91 kg thuốc nổ Torpex và tốc độ chìm 4,4 m/s và đạt độ sâu tối đa 183 m trước khi kích nổ. Loại sau này đạt độ sâu tối đa 300 m và có tốc độ chìm 6,9 m/s với việc tăng trọng lượng cũng như hình dáng khí động học.

Cho dù sức nổ bình trung bình của các loại depth charge của Hoa Kỳ là 270 kg như loại Mark 4 hay Mark 7 được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng chỉ có thể dùng để "làm căng dây thần kinh" của mục tiêu vì nó không thể làm bị thương vỏ tàu chịu lực của các chiếc U-boat thậm chí còn không bị móp trừ khi chúng phát nổ cách mục tiêu chỉ năm mét trở xuống. Để thả các quả bom xuống với độ chính xác như thế là đều không tưởng nhất là khi các tàu ngầm di chuyển và né tránh các quả bom này. Hầu hết các chiếc U-boat bị chìm do depth charge vì chúng được thả xuống theo kiểu rải thảm hơn là ngắm kỹ trước khi thả. Có rất nhiều chiếc đã vượt qua được hàng trăm quả depth charge phát nổ xung quanh chúng trong nhiều giờ liền, chiếc tàu ngầm U-427 đã sống sót sau 678 quả depth charge được ném vào nó trong tháng 4 năm 1945 dù vậy rất nhiều trong số chúng phát nổ với khoảng cách đáng kể so với mục tiêu.